-
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020)
1. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NGÀY 15/ 10, NGÀY TRUYỀN THỐNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại Hồng Kông (Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản. Các văn kiệnđược thông qua tại Hội nghị (Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã xác định đường lối cơ bản của cách mạng Việt Nam, chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cách mạng và định hướng cho công tác vận động quần chúng nhằm vào mục tiêu chung của dân tộc. Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tại Hồng Kông, Hội nghị Trung ương lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng và các án nghị quyết về công nhân vận động, nông dân vận động, cộng sản thanh niên vận động, phụ nữ vận động, quân đội vận động, vấn đề cứu tế và đồng minh phản đế. Nghị quyết Trung ương lần thứ nhất chỉ rõ: "Trong các Đảng bộ thượng cấp (từ thành và tỉnh ủy trở lên) phải tổ chức ra các Ban chuyên môn về các giới vận động". Từ tháng 10/1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận phản đế được ra đời làm nhiệm vụ tổ chức, tập hợp lực lượng, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Đề cương tuyên tuyền Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 (16/9/1950 - 16/9/2020)
I. BỐI CẢNH, DIỄN BIẾN VÀ KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI 1. Bối cảnh lịch sử Đến năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước có nhiều biến đổi lớn:
-
Miền Nam trong trái tim Người
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người là vị cha già của dân tộc, một Bác Hồ nhân đức, hiền từ, giản dị, thân dân, trọng dân, gần dân. Ra đi về thế giới những người hiền
-
Để làm tròn trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh nêu gương là một phương thức lãnh đạo của Đảng và thành phần cốt yếu của văn hóa Đảng. Thấm nhuần tư tưởng ấy của Người, Đảng ta luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện, nêu cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Trong công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, Đảng ta luôn đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
-
Thư gửi thanh niên ngày 02-9-1965
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.
-
Trọng dân - Một tư tưởng lớn của Bác Hồ
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ngày 11/02/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng”. Người chỉ rõ sự cần thiết phải củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng: Không có quần chúng, thì không có lực lượng. Không có Đảng thì không có người lãnh đạo, hướng dẫn, chỉ đường. Người nhấn mạnh: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng”. “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn”.
-
Quyết giành cho được độc lập
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của người chiến sĩ cộng sản trọn đời vì nước vì dân, là biểu tượng khí phách anh hùng, ý chí độc lập, tự cường, sáng tạo và quyết thắng không chịu khuất phục. Sau ba mươi năm hoạt động sôi nổi tìm đường cứu nước và theo dõi tình hình trong nước một cách sâu sát, Bác đã trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân ta nhằm lật đổ sự thống trị thực dân phong kiến, giành lại độc lập cho dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân. Người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
-
Tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh cơ hội, thực dụng, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống
Tăng cường công tác tư tưởng là một biện pháp quan trọng để giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tầm quan trọng đặc biệt của công tác tư tưởng đối với sự thống nhất về tư tưởng - một trong những cội nguồn sức mạnh đem lại thắng lợi của cách mạng V.I.Lênin từng căn dặn: “Chúng ta không được quên rằng nếu không có cái cơ sở tư tưởng chung thì không thể có vấn đề thống nhất”; thống nhất về mặt tư tưởng là truyền bá những tư tưởng nhất định - những tư tưởng của giai cấp tiên phong; là phân định ranh giới về tư tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khẳng định: “giáo dục tư tưởng và lãnh đạo tư tưởng là việc quan trọng nhất của Đảng, phải kiên quyết chống cái thói xem nhẹ tư tưởng”.
-
Tiếp tục chống Covid-19 với tinh thần “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đài”
Chiều ngày 02/8/2020, Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng, chống Covid-19. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh - Phạm Văn Rạnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh - Trần Văn Cần chủ trì tại điểm cầu Long An.
-
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một di nguyện quan trọng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thế hệ trẻ (đoàn viên, thanh niên và cán bộ trẻ) chủ động, tự giác nghiên cứu, học tập, thực hiện làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là công việc hết sức quan trọng và cần thiết hiện nay để có nhận thức đầy đủ hơn về lý tưởng và trách nhiệm của mình đối với đất nước.